Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Share | 
 

 Để học tốt Bộ môn Sinh học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Để học tốt Bộ môn Sinh học Post_t10Để học tốt Bộ môn Sinh học Post_t12
 supomin
MOD
MOD
avatar

Nam Libra Dog Tổng số bài gửi : 89 Points : 136
Được cảm ơn : 3
Birthday : 08/10/1994
Join date : 27/07/2010 Age : 29
Đến từ : Tân Thiềng Chợ Lách
Nghề Ngiệp : Học sinh
Njk Name : Supo
Chăm ngôn Sống : Mọi việc thành công đều bắt đầu từ hi vọng
 
Để học tốt Bộ môn Sinh học Post_f12Để học tốt Bộ môn Sinh học Post_f10

Để học tốt Bộ môn Sinh học Vide
Bài gửiTiêu đề: Để học tốt Bộ môn Sinh học   Để học tốt Bộ môn Sinh học I_icon_minitimeSat Aug 14, 2010 9:26 am--------------

Hôm nay Supo sẽ viết một bài nói về môn học mà Supo thích nhé! Nếu ai nào rãnh thì hãy xem, Supo biết chắc là chỉ có 1% số người xem thôi nhưng nó cũng có thể có ích khi cần đó!
Để học tốt Bộ môn Sinh học
Bộ môn Sinh học ở thế kỷ thứ XXI là một trong những ngành khoa học mũi nhọn, được sự quan tâm không chỉ của giới khoa học mà còn của cả xã hội. Dù rằng thế giới chúng ta đã trãi qua hàng trăm triệu năm để tiến hoá, nhưng liệu ai có thể trả lời những câu hỏi như: “Vì sao cá sống được dưới nước mà không phải là trên cạn? Vì sao chim có thể bay lượn mà con người - một động vật bậc cao hơn chim lại không thể làm được điều đó? Hay tại sao mỗi người sinh ra lại khác nhau và những cảm xúc: buồn, vui, yêu, ghét,… của mỗi người cũng lại khác nhau?...” Hàng loạt vấn đề được đặt ra, để tìm lời giải đáp cho chúng đó là nhiệm vụ của Bộ môn Sinh học. Vậy, ta phải học Bộ môn Sinh học như thế nào mới đạt được hiệu quả cao? Liệu có cần một phương pháp riêng để học Bộ môn này không?...
Bộ môn Sinh học cũng như Toán, Lý, Hoá,… đều có hai phần cơ bản: lý thuyết và bài tập. Về kiến thức lý thuyết chủ yếu của Bộ môn này có ba mảng: Di truyền, Tiến hóa và Sinh thái học. Nhưng đa phần chúng ta chỉ nghiên cứu hai mảng Di truyền và Tiến hoálà chính.Về phần bài tập, chủ yếu là những bài tập ở mảng Di truyền như: bài tập về phân tử (axit nuclêic, prôtêin,…), về nguyên phân, giảm phân, các bài tập về phép lai tính trạng của Menđen, Morgan,… Xen lẫn các bài lý thuyết và bài tập đôi khi còn có một số bài thực hành để giúp chúng taliên hệ với thực tế và nắm bài được tốt hơn.
Nhiều bạn hiện nay cứ nghĩ rằng, học môn Sinh là chỉ cần học thuộc lòng lý thuyết là đủ chứ không cần quan tâm đến nội dung, không cần phải hiểu rõ ràng, cặn kẽ và chắc chắn. Đương nhiên đó sẽ là sai lầm, đặc điểm của Bộ môn này là học thuộc lòng rất dễ nhưng không đảm bảo là nhớ được lâu. Nếu chúng ta thuộc bài mà không hiểu được vấn đề thì đồng nghĩa với việc là không thể tư duy nên một vấn đề nhỏ cũng có thể làm khó ta. Để khắc phục trình trạng đó, chúng ta cần xem bài mới trước ở nhà để khi vào lớp thầy (cô) giảng ta lại có thể tiếp thu lần nữa, thế thì bài sẽ được nắm vững hơn. Trong quá trình thầy (cô) giảng nếu có nhũng ý mới, không có trong SGK thì có ghi lại để làm tài liệu cho các bài sau hoặc là tham khảo. Nếu bạn nào thật siêng năng thì có thể soạn bài Sinh trước ở nhà, đơn giản là trả lời các vấn đề có trong SGK thôi. Và cũng có thể tìm thêm một số sách học tốt, tham khảo, bồi dưõng, bài tập,… mà xem thêm.
Như vậy chúng ta cũng cần khái quát hoá lại những kiến thức Sinh theo từng mục, từng phần,… và cũng phải học những kiến thức đó một cách khái quát và khoa học. Không cần học chuyên sâu nhưng điều quan trọng là chúng ta phài hiểu đúng những định nghĩa, những khái niệm, những quá trình liên hệ các phần, các mục,… này. Ví dụ như ở phần di truyền: nó lại có hai mảng liên hệ mật thiết với nhau là Di tuyền và Biến dị. Ở đây cần hiểu thế nào là khái niệm “Di truyền”, “Biến dị” và phân biệt chúng ra sao? Có thể học chúng theo từng cấp độ tổ chức, từ phân từ đến tế bào, cơ thể, quần thể. Hoặc học cùng nhau theo cách: quá trình Di truyền xảy ra bình thường và không bình thường. Nếu ai giỏi, có thể tự đặt câu hỏi sau từng bài học và trả lời chúng hoặc trả lời những câu hỏi có sẵn trong SGK.Ví dụ như: Khi học xong bài ARN, ta tự hỏi: nếu không có các mARN thì đại phân tử prôtêin có thể tổng hợp được không? Tại sao? Hay qua bài quang hợp, ta tự hỏi: đa số các loài động vật (kể cả con người) tại sao không thể tự dưỡng bằng cách quang hợp mà phải tự dưỡng?... phải cố gắng tìm lời giải đáp cho các lệnh được đưa ra để rèn luyện cách học của bản thân tốt hơn và đạt được mục tiêu của bài. Nếu còn gì rõ, chưa thấu đáo thì có thể trao đổi với bạn bè, tìm trên sách, báo, Internet… hay hỏi chính giáo viên của bạn.
Tiếp theo là phần bài tập - phần cũng khá là quan trọng. Nói chung phần bài tập của Bộ môn Sinh không khó lắm nhưng cũng cần khả năng tư duy vàsự phối hợp về kĩ năng, kiến thức của các môn khoa học khác. Ví dụ như: môn Hoá: giúp ta tìm cách để nhận biết được chất, khối lượng phân tử, nguyên tử,… hay môn Toán: giúp ta dễ dàng tìm được công thức và tính toán nhanh chóng với những quy luật có sẵn… Trước tiên chúng ta cần làm thuần thục các dạng bài tập quen thuộc để tránh “nữa tin, nữa ngờ” rồi làm sai phương pháp. Đứng trước một bài tập cần xác định đề bài cho những gì và tìm gì, như thế bài tập sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đối với bạn giỏi thì vẫn nên tìm sách nâng cao để xem thêm. Đối với các bạn khá trước hết là phải làm được những bài tập cơ bản để là tiền đề cho ngày sau.
Đối với học sinh thì thịnh việc học thêm, lúc nào cũng chạy đôn chạy đáo để tìm cho bằng được chỗ học thêm. Ở những chỗ này được học những câu hỏi khó, hóc hiểm và những bài toán cực kỳ “độc chiêu”… mà ít liên quan đến kiến thức trong lớp. Bạn cứ “đốt” thời gian ở những nơi học thêm mà khôgn biết rằng các bài tập đánh đố kiểu đó không còn ra nữa, các câu hỏi thi chỉ nằm vẻn vẹn trong SGK. Vì thế, chúng ta cần nhiều thời gian để tự học hơn là lãng phí nó và phải học một cách tối ưu có thể.
Trong thi cử hiện nay, đối với Bộ môn Sinh, bài chỉ cho chủ yếu dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi nhỏ. Vì vậy ta phải học toàn bộ chương trình học mà không còn sợ học tủ. Nhưng ở đây lại nảy sinh thêm vấn đề nữa là khi đề chỉ cho một câu hỏi nhỏ nhưng chúng ta lại trả lời tràn lan, trả lời hết những vấn đề nằm chung với ý của câu hỏi và khiến câu trả lời rất dài dòng. Từ đó bài kiểm tra (thi) của chúng ta kém điểm do quá dài dòng, ý không gắn kết và nguy hiểm là không đủ thời gian làm bài. Vì thế, câu hỏi hỏi gì thì cứ chọn ý mà trả lời, hỏi gì trả lời đó, trực tiếp vào ý là đủ. Nếu trong câu hỏi mà chúng ta quên một ý nhỏ thì có thể chừa trống chỗ đó và khi nào nhớ ra thì quay lại thêm vào, vì giám khảo sẽ không trừ chỗ trống đó.

Supo đã viết xong rồi đó, các bạn có ý kiến gì bổ sung thì chỉ Supo nhé!




supomin
Về Đầu Trang Go down
http://www.supomin.tk

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

 

Để học tốt Bộ môn Sinh học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Góc Học Tập :: Club Sinh Học-
Welcome to you!
»»--Diễn đàn Teen Bến Tre --««
Chào mừng bạn đến với cộng đồng Teen
Bến Tre !!!
Chúc bạn có những phút giây vui vẻ!

» Nếu đã có tài khoản, đăng nhập tại đây:«

» Chưa có tài khoản? Nhấn vào đây để đăng ký «

© Diễn đàn phát triển bởi: Huỳnh Minh Chí- Huỳnh Minh Chí.™ -::+::-Email: DuKyTo@yahoo.com.vnCác Thành Viên..
+ Các tài liệu, hình ảnh, dữ liệu... đưa lên có bản quyền thuộc về chủ sở hữu.
+ -::+::- Gia tộc họ Ngô -::+::- là một hệ thống mở, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải do người dùng đưa lên.
+ Truy cập, sử dụng website này nghĩa là bạn đã chấp nhận Quy Định của Diễn đàn.

Unikey | Đọc file PDF | Winrar |IDM 5.12 |Learning English | BWportal |NCIEC |VOANews |BBC |Lời nhạc QT | :: Teen Chợ Lách:: Liên hệ::
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất